NLXH: Hãy giải thích câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
Hãy giải thích câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
Sự thành công là mục tiêu mà mỗi người cần bước đến, để đạt được
thành công ấy, mỗi người cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết.
Đó là sự tài năng, sự hi sinh lẫn cả mơ ước Nhưng một điều không thể thiếu đó
chính là sự kiên trì. Bởi sự kiên trì sẽ làm cho con người thêm nghị lực để vượt
qua mọi khó khăn. Bởi vậy, từ xa xưa ông cha ta đã có câu:
“Thất bại là mẹ thành công ”
Câu tục ngữ trên là một câu tục ngữ hay hàm súc, hàm nghĩa. “Thành
công” ở đây được cập nhập tới là gì ? Thành công là mục tiêu mà con người đặt đến,
khi có một thành quả như mình mong muốn. Còn “thất bại” thì ngược lại, nó Thất
bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có
kết quả tốt như chúng ta mong đợi.Vậy câu tục ngữ này cho ta một thông điệp rằng:
Hãy kiên trì, vượt qua khó khăn thử thách, vượt qua mọi sự thất bại, và từ đó
ta sẽ thành công hơn, đạt được, thực hiện được nhiều mục tiêu của bản thân
Tại sao ta lại nói thất bại là mẹ thành công ? Mới đầu ta thấy
câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện
trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi
suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái
lại, nó rất liên kết với nhau. Nếu như chúng ta không có lòng kiên trì thì
chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được chướng ngại đó và hoàn thành công việc
của mình. Khi chúng ta kiên trì, chúng ta sẽ đạt được kết quả xứng đáng với những
gì mà ta bỏ ra. Ai rồi cũng sẽ có lúc vấp ngã, và khi đó chính lòng kiên trì sẽ
cho ta nghị lực, động lực, niềm tin để ta cố gắng đứng dậy bước tiếp.
Trước hết, kiên trì sẽ giúp chúng ta thành công ở mọi
lĩnh vực mà bạn muốn. Bởi bất cứ công việc nào cũng cần sự khéo léo,
sự thành thạo lẫn kiên trì để áp dụng vào công việc lẫn đời sống thực tế. Mỗi
công việc, hành động của chúng ta đều là cả một quá trình dài với các khó khăn
thử thách. Và sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những
sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm
những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
Cuộc sống sẽ không có những con đường trải bằng hoa hồng mà luôn
có những khó khăn thử thách, buộc chúng ta phải vượt qua. Nếu không có tính
kiên trì bạn sẽ bỏ cuộc. Và bạn có biết rằng không có tính kiên trì Jack Ma đã
không trở thành một tỉ phú của Trung Quốc, ít ai biết được rằng Jack Ma đã thi
trượt 8 lần đại học rồi sau đó ông bị 20 công ty từ chối vào làm. Hay Thomas
Edison, người tạo ra đèn điện chiếu sáng, ông đã thất bại hơn 1000 trong việc
tìm ra nguyên liệu để chế tạo ra dây của bóng đèn. Một ví dụ điển hình nhất mà
ai cũng biết đó chính là Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của nước ta.Trong lịch sử chống
ngoại xâm, Bác Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu về sự phấn đấu bền bỉ,
lòng hiếu học và ý chí vượt qua mọi gian nguy để đạt được mục đích giàn lại độc
lập, tự do cho dân tộc. Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm, Bác đã quyết chí
đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi
việc để không ngừng học tập và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ,
khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn, bôn ba khắp nơi, tù
đày, gian khổ... Vượt qua muôn vàn khó khăn, Bác đã tìm ra con đường cứu nước
và lãnh đạo đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi,
giành lại độc lập, tự do. Từ những kinh nghiệm đúc kết trong hoạt động cách mạng,
Bác Hồ đã khuyên mọi người:
“Không
có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Trong học tập, đức tính kiên trì cũng vô cùng cần thiết để giúp ta
thành công. Qua 12 năm để học xong các kiến thức cơ bản, mỗi học sinh chúng ta
đều cần phải cố gắng học hành, kiên trì luyện tập để sau này có nền tảng trở
thành người có ích trong xã hội. Người bình thường đã vậy, với những người rơi
vào hoàn cảnh khó khăn thì cần phải cố gắng gấp đôi. Thời xưa, từng có nhiều tấm
gương khổ học thành tài. Như Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm
sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu
bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với
ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã
thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà
Trần. Ngày nay, còn có cả những người dù bị tàn tật nhưng vẫn rèn luyện trở
thành những người tài giỏi trong xã hội. Như Nguyễn Ngọc Kí, vốn bị liệt tay từ
nhỏ, anh phải viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng
số phận, phấn đấu học xong Đại học, anh đã trở thành một nhà giáo ưu tú.
Kiên trì là ánh sáng soi đường dẫn cúng ta đến với thành công. Chẳng
có thành công nào là dễ dàng đối với mỗi chúng ta như một nhà văn Trung Quốc, Lỗ
Tấn đã từng nói “ Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến”
. Và hẳn là chúng ta vẫn còn nhớ Thầy giáo “ Nguyễn Ngọc Ký” bị cụt hai tay
nhưng vẫn nuôi ước mơ trở thành một nhà giáo viên. Bằng sự kiên trì của mình.
Nguyễn Ngọc Ký đã có thể sử dụng hai chân một cách thành thạo và trở thành một
thầy giáo mẫu mực. Hay là cô bé Nguyễn Thị Thuý, một bệnh nhân bị ung thư đã
kiên trì chiến đấu với bệnh tật và thành lập 1 quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư
mang tên “ước mơ của Thuý”, tấm gương về nghị lực của nhiều bệnh nhâ ung thư
khác.
Tính kiên trì có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi
người, kiên trì giúp ta theo đuổi ước mơ, người có tính kiên trì sẽ đucợ mọi
người yêu quý, kính trọng. Nếu không có tính kiên trì ta sẽ dễ dàng gục ngã trước
khó khăn, cùng chùn bước trước gian khổ và giết chết ước mơ của mình.
Kiên trì là một đức tính tốt, nó giúp ta có niềm tin vào cuộc sống
và cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta gặp không ít người có tính kiên
trì, dám đương đầu với khó khăn, không ngại gian khổ để vươn lên cuộc sống và
những người đó ta cần ca ngợi. Và đồng thời, trong xã hội vẫn còn không ít người
lười biếng, ngại khó, dễ dàng bỏ cuộc,… những con người ấy đôi khi khiến cho
ta cảm thấy xấu hổ.
Bản thân còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nhận thức
được vai trò và ý nghĩa quan trọng của tính kiên trì đối với bản thân. Tự nhủ sẽ
luôn siêng năng, học hỏi khắc phục hạn chế của bản thân, tin tưởng vào mình và
cuộc sống, không bao giờ nản chí và bỏ cuộc mà phải tiếp tục để dạt được thành
công. Em khuyên bạn bè về sự quyết tâm về tinh thần lạc quan trong mỗi lần thất
bại của họ.
Thế mới nói, sự kiên trì là một đức tính tốt rất cần cho mỗi con
người chúng ta. Sự kiên trì nó sẽ đưa ta đến với thành công. Trong thời đại
ngày nay, hiện đang là học sinh đang tung tăng đi trên sân trường với
lũ bạn cùng những chiếc lá bàng rơi, mong rằng các bạn sẽ hiểu được nội dung, ý
nghĩa lẫn vai trò quan trọng của sự kiên trì mà ông cha ta đã đúc kết qua câu tục
ngữ:
“Thất bại là mẹ thành công ”
Bài làm của học sinh